print

TÁC HẠI CỦA SUY TĨNH MẠCH ĐỐI VỚI MẸ BẦU

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Vậy tác hại của nó như thế nào và làm cách gì để phòng tránh?

STM khi mang thai

Tác hại của giãn tĩnh mạch đối với mẹ bầu

  • Giãn tĩnh mạch khiến mẹ bầu cảm thấy đau chân, nặng chân, mỏi chân khi phải đứng hoặc ngồi nhiều. Mẹ cũng sẽ bị phù chân, chuột rút, tê chân, châm chích như có kiến bò vùng cẳng chân… gây bất tiện khi sinh hoạt và di chuyển.
  • Giãn tĩnh mạch cũng có thể khiến mẹ bầu bị loét chân, da ở vùng chân thay đổi màu sắc, ngứa ngáy và trở thành chám rất khó chữa trị.
  • Bên cạnh đó, giãn tĩnh mạch còn có thể trở nên xơ cứng, đỏ, đau và hình thành một số cục máu đông gọi là huyết khối. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
  • Ngoài ra, giãn tĩnh mạch còn khiến mẹ bầu bị đau, sưng vùng âm hộ do tĩnh mạch nơi đây bị giãn; bị bệnh trĩ (tĩnh mạch vùng hậu môn giãn, căng phồng lên tạo thành búi, chính là những búi trĩ).

Xử lý giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu

  • Nếu mẹ bầu đã bị giãn tĩnh mạch thì mẹ cần bổ sung đủ lượng nước trong ngày. Nước sẽ giúp làm các vùng da bị giãn tĩnh mạch nhỏ lại. Mẹ không nên gãi, cào xước vùng da bị giãn tĩnh mạch mà nên sử dụng kem bôi để đỡ ngứa.
  • Mẹ bầu bị giãn tĩnh mạch nên kiểm soát cân nặng của bản thân bởi việc tăng cân quá nhanh sẽ khiến hiện tượng giãn tĩnh mạch càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Mẹ nên tích cực tập thể dục, vận động cơ thể để máu được lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Mẹ cũng có thể sử dụng vớ nén (vớ y khoa chữa tĩnh mạch) để giảm áp lực cho chân, giúp ngăn máu chảy ngược. Kết quả là giúp ngăn ngừa sưng và có thể giữ cho các tĩnh mạch đã giãn không trầm trọng hơn.
  • Việc bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C, tránh các loại quần áo và giầy quá chật, nằm ngủ nghiêng bên trái… cũng sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt được tình trạng giãn tĩnh mạch.