Ở Việt Nam, theo thống kê của hội Tĩnh mạch học TP.HCM, tỷ lệ người bị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới chiếm vào khoảng 5 – 8% ở những người trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bệnh nhân có một phương pháp điều trị và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới đơn giản, hiệu quả.
ĐIỀU TRỊ SUY DÃN TĨNH MẠCH Ở CHI DƯỚI
CÓ 3 PHƯƠNG PHÁP CHÍNH:
– Thường dùng nhất là sử dụng băng hoặc vớ y khoa nhằm phục hồi áp suất chênh lệch giữa hai hệ thống tĩnh mạch, giảm đường kính lòng tĩnh mạch để tăng khả năng lưu thông máu.
– Cách thứ hai là dùng các thuốc làm vững bền thành mạch, hoặc các thuốc làm xơ hóa lòng mạch, tiêm gây xơ tại chỗ.
– Phương pháp thứ ba là can thiệp ngoại khoa.
PHÒNG NGỪA VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ SUY DÃN TĨNH MẠCH
1. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Người bị suy dãn tĩnh mạch nên đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin đồng thời có đủ chất xơ như trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc… để tránh bị táo bón; không nên để bị béo phì, nếu quá béo thì cần giảm trọng lượng. Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (nhu cầu nước mỗi ngày cho cơ thể một người lớn là 2 lít nước)
2. CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
Nguồn: Hệ thống Y tế Vinmec.