Nếu bị bệnh tim mạch / cao huyết áp / thiếu máu / tiểu đường có mang vớ được không?
- Theo công bố của nhà sản xuất thì các chống chỉ định (contraindications) của sản phẩm bao gồm: thiếu máu động mạch, viêm nhiễm tĩnh mạch chưa điều trị, suy tim sung huyết chưa kiểm soát.
- Cao huyết áp không phải là chống chỉ định của vớ y khoa nên có thể sử dung được. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp (tăng huyết áp thai kì) thì không nên sử dụng vớ y khoa.
- Tiểu đường cũng không phải là chống chỉ định của việc mang vớ, nhưng tiểu đường lâu năm và có bệnh động mạch tiến triển đi kèm thì không nên sử dụng vớ y khoa
Vừa bị giãn tĩnh mạch và bị khớp gối thì nên mang vớ loại nào?
- Vớ y khoa dùng để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch, bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối thường có tình trạng hạn chế đi lại do đau khớp, nên khi ngồi/đứng lâu sẽ làm nặng thêm bệnh lý suy tĩnh mạch. Do đó, nếu bạn vừa bị thoái hoá khớp gối vừa bị suy tĩnh mạch thì mang vớ y khoa sẽ làm giảm tình trạng nặng, mỏi chân, đau chân .Trường hợp bạn bị đau khớp gối nhiều hoặc sau phẫu thuật khớp gối thì bạn nên dùng thêm sản phẩm băng, đai chuyên dụng dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối.
- Có thể mang bó gối bên ngoài, mang vớ y khoa bên trong.
Khi bị suy tĩnh mạch có nên tập Yoga không?
- Bộ môn YOGA cũng tốt cho người suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, khi tập cần hạn chế các động tác ngồi gập chân, gập gối ngồi thiền liên tục trong thời gian dài nhé, vì nó có thể làm triệu chứng khó chịu của chân nặng nề hơn!
- Tốt nhất cho bệnh suy tĩnh mạch là bộ môn bơi lội, giúp máu dễ dàng lưu thông về tim.
- Kế đến là đi bộ, đạp xe đạp hay các động tác gập duỗi cổ chân hỗ trợ rất tốt trong việc đẩy máu trở về tim, có lợi cho bệnh nhân suy tĩnh mạch.