Tùy theo vị trí và nguyên nhân, có thể chia làm 4 nhóm:
- Nhóm dãn tĩnh mạch nguyên phát (dãn tĩnh mạch vô căn): tĩnh mạch bị dãn và dài ra, sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.
- Nhóm dãn tĩnh mạch thứ phát: thường do viêm tĩnh mạch. Các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó tĩnh mạch bị dãn và dài ra.
- Dãn tĩnh mạch ở người có thai: do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chén ép của tử cung.
- Dãn tĩnh mạch bẩm sinh: do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và dò động tĩnh mạch.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý Suy tĩnh mạch:
- Di truyền: Van suy yếu dẫn tới dãn tĩnh mạch đôi khi có tính chất di truyền. Thông thường, là do sự lỏng lẻo của các mô liên kết. Hormone nữ khiến cho hầu hết phụ nữ có mô liên kết lỏng lẻo và như vậy gây ra nguy cơ căng trương tĩnh mạch. Tuy nhiên, yếu tố di truyền cũng có thể gây ra bệnh lý tĩnh mạch ở nam giới.
- Thiếu luyện tập thể dục: Đứng hay ngồi lâu trong thời gian dài, các bơm cơ không hoạt động dẫn đến sự ứ trệ máu ở chân và tĩnh mạch sưng to dần. Những chuyến du lịch xa bằng tàu, xe, máy bay có thể khiến các tĩnh mạch căng dãn nghiêm trọng.
- Tuổi tác: Khi chúng ta già đi, thành tĩnh mạch trở nên kém đàn hồi và tăng khuynh hướng mắc bệnh lý tĩnh mạch.
Và yếu tố nguy cơ khác bao gồm:
- Mặc quần áo quá chật
- Mang giày cao gót
- Béo phì
- Sử dụng chất cồn, rượu bia
- Tắm nước nóng và phơi nắng quá nhiều
- Tắm hơi quá nhiều
- Mất nước.