1. Những ai có nguy cơ suy tĩnh mạch?
– Điều kiện góp phần làm suy tĩnh mạch bao gồm di truyền, béo phì, mang thai, thay đổi nội tiết tố, … Phụ nữ bị suy tĩnh mạch nhiều hơn nam giới, và tỷ lệ tăng đến 50% người trên 50 tuổi.
2. Các triệu chứng suy tĩnh mạch khác
– Suy tĩnh mạch có thể đau, bàn chân và mắt cá chân có thể sưng lên vào cuối ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Nặng hơn là đau và viêm, gây ra đỏ da xung quanh. Trong một số tường hợp, bệnh nhân có thể phát triển các vết loét tính mạch.
3. Chỉ mang vớ y khoa khi bệnh đã nặng?
– Do bệnh suy tĩnh mạch tiến triển rất chậm, kéo dài qua nhiều tháng, nhiều năm nên có thể bệnh nhân “thích nghi” dần với nó. Cảm giác khó chịu có thể chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng. Nếu chỉ điều trị khi bệnh còn nhẹ mà không mang vớ thì có thể làm giảm các giác khó chịu (nặng chân, mỏi chân, vọp bẻ, …) nhưng bệnh vẫn tiếp tục nặng thêm do tĩnh mạch bị dãn ngày một nặng hơn. Do đó, nên kết hợp mang vớ ngay từ giai đoạn nhẹ của bệnh để làm giảm đáng kể và nhanh chóng các triệu chứng trên. Hơn nữa, chỉ có vớ y khoa mới có tác dụng ngăn chặn tiến triển xa hơn của bệnh vì nó làm khép van tĩnh mạch bằng một lực cơ học, điều mà thuốc không thể làm được.
4. Mang vớ y khoa vào thời gian nào trong ngày?
– Mang vớ vào ban ngày, khi đi làm, khi tập thể thao, khi đi tàu, xe, máy bay, … Nên mang vớ ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi vớ ra khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng.
Không mang vớ y khoa ban đêm khi ngủ. Do lúc nằm, chân ngang với tim nên không cần mang vớ vì không bị ứ máu, chỉ cần gác chân cao hơn đầu để giúp máu lưu luân chuyển dễ hơn.
5. Thời tiết nóng nực, da tôi bị ngứa sưng đỏ, bỏng rộp do dị ứng với band silicone của vớ đùi. Tại sao lại bị như vậy và có cách nào để ngăn chặn và chữa lành các vết này?
– Da bạn bị sưng đỏ có thể là do sự va chạm giữa vùng da ẩm ướt và lớp band silicone. Trong điều kiện thời tiết ẩm hoặc da bạn bị đổ mồ hôi, độ ẩm trên chân bạn không bay hơi được do vướng phải lớp silicone sẽ gây ra các triệu chứng như sưng đỏ, bỏng, rộp da …
Để làm giảm các triệu chứng này, bạn nên làm mát và làm khô vùng da nơi tiếp xúc với silicone. Có thể dùng thêm phấn trẻ em (Johnson, Kodomo …) hoặc kem dưỡng thoa đều lên da trước khi mang vớ.
Để ngăn ngừa, cần đảm bảo da sạch và khô trước khi mang vớ y khoa. Nên giặt vớ mỗi ngày! Vớ JOBST càng giặt sạch càng bền hơn nhờ loại bỏ ẩm mốc, bảo vệ sợi vải.
Nếu các triệu chứng này vẫn còn, bạn nên chuyển sang loại vớ y khoa đùi không có band silicone (JOBST Relief) hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sỹ.
6. Làm sao khi vớ đùi bị tuột?
– Khi mang vớ, bạn kéo vớ lên cao gần đáy quần. Vớ dãn 3 chiều cho phép bạn kéo lên cao dù người cao hay thấp. Khi kéo vớ lên, lưu ý kéo căng đều tay từ cổ chân lên đến đùi. Thao tác đúng sẽ giúp vớ ôm sát và bám chắc.
7. Bí quyết bảo quản để vớ y khoa bền hơn 6 tháng
– Không dùng tay kéo mạnh vớ tại vị trí các đường may, đường nối.
Tránh để vớ tiếp xúc các vật nhọn, nền nhà, móng tay, vết chai gót chân, kẹp móc phơi quần áo … làm xước, rách vớ.
Có thể giặt sạch vớ bằng tay với dầu gội, phơi trước quạt để mau khô.
(Nội dung đang cập nhật …)